Bulong là gì và mua bulong giá tốt ở đâu?

Bulong tuy nhỏ nhưng có võ, cấu tạo rất đơn giản nhưng lại có nhiều ứng dụng trong cuộc sống mà chúng ta không nhận ra.

Bulong đâu đâu cũng có xung quanh bạn, làm gì cũng đều có, nhưng để chọn được bulong phù hợp với cá tính của bạn, phù hợp với mục đích của bạn, và quan trọng hơn là phù hợp với túi tiền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thì phải mua ở đâu? Và bạn đang băn khoăn nên mua loại nào để phù hợp với mục đích sử dụng của mình? Cùng tìm hiểu qua bài viết này một số thông tin hữu ích nên biết về bulong và nới có thể mua được với giá tốt.

Phần lớn mọi người thường không biết bulong hay bulong liên kết là gì, công dụng ra sao và được dùng như thế nào hay được liên kết với đai ốc hay tán a sao? Thường chỉ những ai làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, cơ khí mới hiểu rõ được các vật tư như bulong, đai ốc. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu vài đôi điều về bulong và những công dụng của bulong trong đời sống hằng ngày quanh chúng ta.

Bulong (hay còn gọi là bu lông liên kết) là sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc (tán), có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết. Bulong được dùng để lắp ráp hoặc liên kết và ghép nối các chi tiết thành hệ thống chung, khung giàn.

Bulong hoạt động được là dựa vào sự ma sát giữa các bước răng của bulong và đai ốc (tán) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau. Đầu bulong được sản xuất với nhiều dạng khác nhau như: hình tròn, hình vuông, lục giác (6 cạnh) ngoài hoặc trong (lục giác chìm),bát giác (8 cạnh) hoặc những hình khác. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay bulong dạng đầu lục giác được sử dụng rất phổ biến do đặc tính mỹ thuật, sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Phân loại các loại bulong

Hiện nay tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng hay môi trường làm việc hoặc dựa vào tính liên kết bằng bulong mà bulong liên kết có nhiều loại và kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cường độ hay môi trường làm việc mà bulong được sản xuất bằng những vật liệu khác nhau: đồng, thép carbon thường, thép carbon chất lượng cao, thép hợp kim, thép không rỉ… Có nhiều tiêu chí để phân loại bulong, dưới đây alf một số cách các bạn có thể chia bulong ra các loại khác nhau tuỳ mục đích:

Theo vật liệu chế tạo bulong được chia thành 3 loại như sau:

  • Bulong được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm. Những loại bulong này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp như ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và hệ thống xử lý nước…
  • Bulong được chế tạo từ thép không gỉ hay bu lông Inox: Đây là loại bulong có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa tác động từ môi trường. Thông thường, người ta sử dụng vật liệu INOX 201, 304, 316, 316L để sản xuất ra loại bulong này.

Một số lợi bulong inox thường dùng:

+ Bu lông inox 201: Thường được dùng trong môi trường bình thường, không hoặc rất ít tiếp xúc với môi trường axit, hóa chất;

+ Bu lông inox 304: Thường được dùng trong môi trường axit, môi trường hóa chất cao.

Bulong inox sử dụng trong việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhờ vào khả năng chống ăn mòn hoá học của inox. Ngoài bulong inox ra thì tại các công trình xây dựng nhà máy xử lý nước thải còn sử dụng thêm các sản phẩm từ thép không gỉ inox khác như ubolt inox ma ní inox.

Bulong inox sử dụng trong ngành công nghiệp nước sạch nhờ vào khả năng chống gỉ. Để đảm bảo vệ sinh thì ngành công nghiệp nước sạch thường sử dụng bulong inox 304 trở lên.

Bulong inox sử dụng trong nhà máy hóa chất – những nơi mà ăn mòn hóa học luôn được quan tâm hàng đầu, nếu không sử dụng đúng loại vật liệu thì hiện tượng ăn mòn vật tư sẽ gây ra nhiều thiệt hại. Đó là lý do mà các loại bulong inox thường được dùng cho nhà máy hóa chất.

Bulong inox sáng bóng và không bị gỉ đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho những vị trí yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Bulong inox thường được dùng ở sảnh các tòa nhà lớn, trung tâm hội nghị hay các trung tâm thương mại.

Bulong inox sử dụng lắp ráp phương tiện vận chuyển trên sông, trên biển thường xuyên tiếp xúc với nước biển có tính ăn mòn rất cao.

Có những ưu điểm vượt trội mà bulong inox đem lại:

+ Khả năng chống ăn mòn của bulong inox tuỳ thuộc theo mỗi loại inox. Tuy nhiên so với thép hợp kim thì bulong inox có khả năng chống ăn mòn vượt trội.

+ Khả năng chịu lực của bulong inox cũng rất tốt và phụ thuộc vào vào thành phần Cacbon trong vật liệu. Vật liệu có thành phần Cacbon càng nhiều thì độ cứng càng cao và ngược lại.

+ Bulong inox có độ bền cao, sử dụng được trong nhiều môi trường khác nhau

+ Tính thẩm mỹ của bulong inox chính là một trong những ưu điểm vượt trội, với bề mặt sáng bóng mang lại tính thẩm mỹ cao cho mối ghép khi sử dụng bulong inox.

  • Bulong chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim: Loại này được chia ra thành hai loại.

+ Bulong không qua xử lý nhiệt: Chủ yếu là bulong liên kết thường hoặc các bulong có cường độ thấp. Loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, không cần xử lý nhiệt với các bulong liên kết cấp bền từ 4.8, 5.6 và 6.6. Những loại này thường có kích thước lơn nhưng giá tahnfh sẽ thấp hơn,

+Bulong phải qua xử lý nhiệt (bulong liên kết cường độ cao): Bulong có cấp bền cường độ cao 8.8, 10.9 và 12.9. Bulong loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.

Bulong được chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Loại này có ưu điểm rẻ, dễ gia công chế tạo tuy nhiên nhược điểm là độ bền trong môi trường không cao, dễ han gỉ.

Vì bulong được dùng để liên kết các kết cấu lại với nhau, nên độ bền của bulong phải được đảm bảo chống lại sự ăn mòn, han gỉ của thời tiết. Một chi phí không nhỏ trong ngành chế tạo bulong được dùng để tìm ra các giải pháp để bảo vệ bulong chống lại sự phá hủy của thời tiết và môi trường. Do đó, bulong thép thường được dùng chủ yếu trong liên kết các chi tiết máy, được bảo vệ chống han gỉ bởi lớp dầu.

Bulong được chế tạo từ thép như vậy thường sẽ có giá thành thấp, đa dạng quy cách và ứng dụng được đa ngành nên được sử dụng vô cùng rộng rãi.

Ưu điểm của bu lông ốc vít inox

Phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn bulong được chia thành các loại sau:

  • Bulong mạ kẽm điện phân (xi trắng xanh hoặc xám tro).
  • Bulong xi vàng 7 màu.
  • Bulong mạ kẽm nhúng nóng.
  • Bulong hàng đen.
  • Bulong hàng thô.

Phân loại theo những phương pháp chế tạo bulong và độ chính xác khi gia công

  • Bulong thô: Được chế tạo từ thép tròn, đầu bulong được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Do sản xuất thủ công nên độ chính xác không được tốt, loại này được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ.
  • Bulong nửa tinh: Được chế tạo tương tự bulong thô nhưng được gia công thêm phần đầu bulong và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.
  • Bulong liên kết tinh: Được chế tạo cơ khí độ chính xác cao, bulong loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hiện nay.
  • Bulong siêu tinh: Đây là loại bulong được sản xuất đặc biệt có yêu cầu khắt khe về độ chính xác gia công cao, chúng được sử dụng trong các mối liên kết đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.

Phân loại theo chức năng làm việc của bulong liên kết

Đây là loại bulong liên kết cấp bền với chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.

Bulong liên kết được chia thành nhiều loại theo các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau như:

  • Bulong được sử dụng trong xây dựng.
  • Bulong được sử dụng cho các công trình đường sắt.
  • Bulong được sử dụng trong những công trình trên biển.
  • Bulong được sử dụng trong lĩnh vực cơ khí, bu lông cho ô tô, xe máy.

Ứng dụng

Mối lắp ghép bằng bu lông có thể chịu tải trọng kéo, uốn, cắt, mài mòn… có độ ổn định lâu dài và có khả năng tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép dễ dàng, nhanh chóng mà không đòi hỏi công nghệ phức tạp. Do có nhiều công dụng nên sản phẩm bulong có mặt ở tất cả các lĩnh vực: cơ khí, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng công nghiệp, công trình giao thông, cầu cống…